Đèn neon không chỉ gắn với những biển hiệu thương mại mà còn mang lại hiệu quả ngoài sức tưởng tượng cho kiến trúc nếu được vận dụng sáng tạo, phù hợp.
Đèn neon là một “tuyên bố táo bạo” và mang tính quốc tế, dễ dàng hồi sinh hoặc làm nổi bật một không gian kiến trúc. Với sự rực rỡ bắt mắt, rất nhiều lựa chọn màu sắc và gắn liền với phong cách thẩm mỹ retro, những mảnh ánh sáng này có thể tạo ra một không gian vừa hiện đại và vừa hoài cổ.
Tuy nhiên, ít người hiểu được các hoạt động khoa học hoặc tính chất của đèn neon khiến loại đèn này chỉ được sử dụng bó hẹp trên các biển hiệu thương mại. Dưới đây, chúng tôi sẽ nói về cách đèn neon hoạt động, lịch sử kiến trúc của nó và làm thế nào các kiến trúc sư có thể sử dụng đèn neon sáng tạo nhất, hợp lý nhất trong kiến trúc ngày nay.
Đèn neon – Từ lịch sử ít người biết…
Khí neon được phát hiện vào năm 1898 và được đặt theo tên tiếng Hy Lạp là “neos”, nghĩa là “khí đốt mới”. Đây là một loại khí hiếm hiếm không màu, không mùi và trơ trong điều kiện tiêu chuẩn, nó phát ra ánh sáng màu đỏ cam khi được đặt trong điện trường, có thể sử dụng để chiếu sáng nhiều màu sắc.
Chiếc đèn neon đầu tiên được phát minh bởi kỹ sư và nhà hóa học Georges Claude vào năm 1902, được trưng bày lần đầu tiên trước công chúng vào năm 1910 tại Paris. Chiếc đèn này được chế tạo bằng cách định hình ống thủy tinh rỗng, sơ tán một phần không khí bên trong, truyền dòng điện cao thế đi qua. Sau đó, khí neon và một loại khí khác được đưa vào bên trong ống, kích hoạt bởi dòng điện và thành quả có được là chiếc ống đã phát ra ánh sáng.
Màu sắc khác nhau của chiếc đèn có được nhờ bổ sung các loại khí khác nhau hoặc bằng cách áp dụng các màu sắc hoặc phủ lớp phốt pho khác nhau cho ống thủy tinh. Ví dụ, ống thuỷ tinh được phóng thủy ngân sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh da trời chứ không phải màu cam neon.
Năm 1923, kỹ sư – nhà hóa học Georges Claude và công ty của ông Claude Neon đã giới thiệu các bảng hiệu đèn neon với nước Mỹ, làm dấy lên một kỷ nguyên trang trí neon, định hình thẩm mỹ cho các thành phố lớn tại quốc gia này. Đèn neon nhanh chóng gắn liền với quảng cáo ngoài trời, trở thành một phần đặc biệt không thể xóa nhòa trong trải nghiệm rạp chiếu phim. Nhà điều hành quảng cáo và thiết kế ánh sáng người Mỹ Douglas Leigh là người tiên phong cho sự chuyển đổi này.
Nghệ sĩ tạo hình neon Rudi Stern đã viết rằng, phần lớn sự phấn khích về hình ảnh của quảng trường Thời đại vào những năm ba mươi của thế kỷ trước là kết quả của ngài Leigh với những chiếc đèn neon. Đèn neon cũng được sử dụng rất nhiều trong Triển lãm Tiến bộ Thế kỷ Chicago năm 1933 và Hội chợ Thế giới 1939 ở New York, đồng thời những bảng hiệu neon nói riêng sau đó đã trở thành một phần không thể thiếu tạo nên phong cách hiện đại đầy thẩm mỹ tại thành phố Las Vegas.
Tầm ảnh hưởng của đèn neon không chỉ dừng lại bên trong biên giới nước Mỹ bởi trước đó, sau lần đầu tiên được công bố ở Paris, đèn neon đã được sử dụng tại các rạp chiếu phim và hộp đêm ở thành phố ánh sáng.
Tại Liên Xô vào những năm 1960, đã có rất nhiều người chú ý đến ánh sáng neon của chủ nghĩa tư bản. Đèn neon cũng phát triển tương tự ở Trung Quốc vào năm 1920 và tạo sự biến đổi vượt bậc cho đô thị Hồng Kông vào giữa thế kỷ 20. Tại đây, đèn neon còn được kết hợp với nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc tạo nên kết quả đầy sáng tạo.
Từ lịch sử hình thành cho đến ngày nay, đèn neon đã gắn liền với sự hiện đại, lối sống quốc tế và bầu không khí đầy sức sống. Các Kiến trúc sư ngày nay có thể tiếp tục sử dụng các bảng hiệu neon với những ký tự, biểu tượng hay thiết kế khác nhau để tạo ra sự hiện đại cho không gian.
Không chỉ được sử dụng cho các biển hiệu, đèn neon khi kết hợp sáng tạo với nội thất còn mang lại hiệu ứng thẩm mỹ hiện đại, đầy năng lượng và sức sống, mang được nét sôi động của thành phố vào bên trong một phòng riêng.
Đèn neon thậm chí còn có tiềm năng để tạo ra một không gian vượt ra ngoài cuộc sống thành phố hiện đại. Khi được kết hợp với bê tông trần, gạch mộc hoặc cây xanh, bảng hiệu neon có thể tạo không gian retro tuyệt đẹp nhưng vẫn hiện đại và mới mẻ. Nội thất được trang trí đèn neon chính là điểm nhấn mang tính thẩm mỹ và thu hút rất tốt.
Đèn neon về cơ bản thường gắn với các biển hiệu nên có thể khiến một số kiến trúc sư cảm thấy vật dụng này hạn chế công năng và thường bỏ qua trong kiến trúc. Tuy nhiên, thiết kế linh hoạt, màu sắc độc đáo và tính chất động học do ánh sáng kết hợp của đèn neon có thể thay đổi hoàn toàn một không gian ngay cả khi không có thông điệp thẩm mỹ rõ ràng.
Trong các hình ảnh bên dưới, kiến trúc sư đã sử dụng đèn neon theo cách độc đáo để tạo ra một căn phòng đáng nhớ tuyệt đẹp, vừa yên tĩnh và vừa rạng rỡ. Ánh sáng neon có khả năng biến đổi hoàn toàn một căn phòng ngay cả khi được sử dụng theo cách đơn giản là lót các góc của trần nhà. Nếu các kiến trúc sư có thể vận dụng đúng đèn neon vào kiến trúc, vật dụng này sẽ trở thành một yếu tố giúp không gian trở nên đặc biệt, hoàn hảo hơn.